HẬU QUẢ KHÔN LƯỜNG CỦA NỢ XẤU
Nửa đầu năm 2023, Hiện tượng các hội nhóm “bùng” app vay tiền mọc lên tràn lan trên mạng xã hội là một thực trạng đáng báo động. Nguy hiểm hơn là đã và đang có rất nhiều người tham gia các hội nhóm này để tìm hiểu, dò hỏi kinh nghiệm “bùng” nợ. Bên cạnh ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của toàn nền tài chính tiêu dùng, hành vi này còn ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của cá nhân người tiêu dùng, thậm chí có thể dẫn tới các rủi ro về mặt luật pháp.
Để thật thông thái trước “cơn bão" này, hãy cùng SHBFinance tìm hiểu các thông tin liên quan nhé!
Nợ xấu là gì?
Nợ xấu có thể hiểu là các khoản nợ khó đòi, và khi đến hạn phải thanh toán người vay không thể trả nợ như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 09/2014/TT-NHNN các tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo 05 nhóm như sau:
Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn
- Khoản nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;
- Khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;
Nhóm nợ cần chú ý
- Khoản nợ quá hạn đến 90 ngày, trừ khoản nợ quy định;
- Khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định
Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn
- Khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, trừ khoản nợ quy định
- Khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định
- Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận, trừ khoản nợ quy định
- Khoản nợ thuộc một trong các trường hợp chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi…
Nhóm nợ nghi ngờ
- Khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, trừ khoản nợ quy định
- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, trừ khoản nợ quy định
- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định…
Nhóm nợ có khả năng mất vốn
- Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày
- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu
- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
Nợ xấu thuộc các nhóm nợ 3, 4, 5 và có số ngày quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên...
Hậu quả của nợ xấu
Uy tín tín dụng giảm sút
Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, khi bị đòi nợ, khách hàng có xu hướng ưu tiên trả nợ tại các bên phi chính thức (hay còn gọi là các tổ chức tín dụng bất hợp pháp) do lo ngại về các biện pháp thu hồi nợ cực đoan như đe doạ, hành hung,...
Tuy nhiên, những người có nợ xấu tại các công ty tài chính tiêu dùng chính thống sẽ bị liệt kê vào danh sách khách hàng nợ xấu trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC). Nếu một cá nhân hay một doanh nghiệp nào đó bị liệt vào danh sách nợ xấu (theo phân loại của CIC) sẽ gặp khó khăn khi vay vốn ở những ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác khi có nhu cầu mua xe, sửa nhà,..., gây ra nhiều hệ luỵ cho tương lai sau này.
Cụ thể, những khách hàng nằm trong các nhóm nợ 3, 4, 5 sẽ rất khó để tiếp tục vay vốn tại các ngân hàng hay một công ty tín dụng nào khác. Đối với một số tổ chức tín dụng hay ngân hàng khó thì họ sẽ không cho đối tượng thuộc các nhóm này vay tiền nữa.
Những thông tin về người vay nợ xấu, gồm: các khoản đã vay, khoản vay nợ hiện tại, thời gian nợ quá hạn, họ tên người vay, nơi vay vốn sẽ được lưu lại trên trung tâm tín dụng là CIC trong thời hạn từ 03 - 05 năm sau khi người vay đã thanh toán đủ cả lãi lẫn gốc.
Ngoài ra, một số công ty cũng yêu cầu thông tin CMND/CCCD của ứng viên, nhằm kiểm tra CIC và uy tín tín dụng của nhân viên như một tiêu chí trong quá trình tuyển dụng. Do đó, khách hàng khi vay nợ cần lưu ý những thông tin trên, tránh rơi vào nhóm nợ xấu và đánh mất cơ hội vay, cơ hội nghề nghiệp sau này.
Vượt quá ranh giới pháp luật
Bên cạnh đó, vi phạm pháp luật về "bùng nợ" có thể gây ra hậu quả pháp lý nghiêm trọng. Theo đại diện của Đoàn Luật sư TP. Hồ Chi Minh, hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 BLHS năm 2015 (sửa đổi năm 2017) có mức phạt cao nhất lên đến 20 năm tù.
Tìm hiểu thêm về các trường hợp “bùng” nợ tín dụng “đen" và các quy định của pháp luật tại Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh:
Vay tiền rồi 'bùng nợ': Coi chừng đi tù!
Cố tình bùng nợ: 'Con dao hai lưỡi' cho người vay
Hệ luỵ lâu dài lên sức khỏe tinh thần
Tuy không phải một hậu quả hữu hình có thể nhìn thấy, nhưng những hậu quả về việc lo âu về tài chính, nghĩ cách “bùng" nợ xấu có thể gây nên những tác hại lâu dài lên sức khoẻ tinh thần, thể chất và đời sống của người đang “trốn" nợ, và cả những mối quan hệ gia đình và xã hội.
Nhìn chung, việc thanh toán các khoản vay đúng hạn sẽ giúp cho người tiêu dùng tiết kiệm được một khoản tiền “khổng lồ" phải trả cho phần lãi quá hạn, giải toả những lo âu về mặt tinh thần cho bản thân và gia đình; đồng thời tăng khả năng được duyệt các khoản vay, đặc biệt là vay tín chấp trong tương lai.
Với SHBFinance, sứ mệnh của chúng tôi chính là dựng xây niềm hạnh phúc cho khách hàng khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính. Để có được niềm hạnh phúc này, chúng tôi tin tưởng mỗi người cần trang bị kiến thức về vay tiêu dùng, các “bẫy nợ" của các tổ chức “tín dụng đen" và các giải pháp giải quyết nợ xấu. Trong các bài viết tiếp theo của series “Nói không với nợ xấu", hãy cùng SHBFinance tìm hiểu giải pháp để phòng tránh và xử lý nợ xấu nhé!
SHBFinance - Vì hàng triệu khách hàng hạnh phúc!